Từ lâu, hoa hồng được xem là thực vật thiên nhiên có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe và làn da. Hơn thế nữa, hoa hồng còn được dùng để làm trà hoa hồng tốt cho sức khỏe.
Những nụ hồng còn khép chặt sẽ được người ta thu hoạch và sấy khô hoặc phơi nắng để làm trà hoa hồng, vì khi hoa đã nở sẽ rất khó để làm trà. Với kỹ thuật ướp trà đặc biệt kèm theo các bước điều chế tỉ mỉ sẽ cho ra trà hoa hồng thơm ngát và có vị chua nhẹ đầu lưỡi.
Tác dụng của nụ hoa hồng là gì?
Trong Đông y, để trị bệnh, các thầy thuốc thường sử dụng nụ hoa hồng khô hoặc tươi, thường là loại khô. Họ sẽ hái những nụ hoa vào lúc sáng sớm, lúc còn đọng sương mai để điều chế thuốc. Khi hái về, bỏ phần đài và cuống, chỉ phơi trong bóng râm, tránh phơi nắng vì sẽ làm tan hương vị của hoa, sau khi phơi khô sẽ cất vào lọ kín để sử dụng.
Theo Y học Cổ truyền, nụ hoa hồng có vị ngọt, thơm, không độc, rất tốt cho sức khỏe , đặc biệt là phụ nữ. Nụ hoa hồng sấy khô chứa rất nhiều khoáng chất có lợi vì thế chúng có rất nhiều công dụng tuyệt vời như:
• Canxi trong nụ hồng giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn, trao đổi chất tốt hơn.
• Kali trong nụ hồng giúp hoạt động của tim mạch tốt hơn.
• Nụ hoa hồng có thể chống các bệnh ngoài da, hạn chế viêm, mưng mủ các vết thương.
• Giúp kích thích, cân bằng hệ thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hoạt động của các tuyến nội tiết.
• Nụ hồng có khả năng phục hồi số men thiếu hụt trong ruột và dạ dày, chống viêm loét dạ dày.
• Giúp làm giảm đau bụng kinh cho phụ nữ khi tới kỳ.
Uống trà nụ hoa hồng có tốt không?
Uống nước nụ hoa hồng có tác dụng gì? Ngày nay, khi y học ngày càng phát triển thì trà nụ hoa hồng được biết đến như một loại trà “thần dược” có rất nhiều công dụng cho chúng ta, đặc biệt là phái nữ. Trà hoa hồng được làm từ cánh và nụ hoa hồng.
Trà hoa hồng có thể pha từ nụ hoa hồng tươi hay sấy khô đều được. Theo một nghiên cứu cho thấy, trong nụ hoa và cánh hoa đều chứa vitamin C, carotene, vitamin B, K và vô số khoáng chất có ích cho sức khỏe.