Chè dây được sử dụng là một loại thảo dược quý. Nhiều công trình khoa học đã được nghiên cứu và khẳng định về tác dụng của trà dây. Theo Đông y, trà dây được đánh giá cao trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh. Vậy loại thảo dược này là gì và có đặc điểm ra sao?
Chè dây còn có tên khác là khau rả, trà dây hay bạch liễm. Tên khoa học của chè dây là Ampelopsis cantoniensis. Cây có tác dụng tốt nhất với bệnh dạ dày nhờ hoạt chất flavonoid. Đến nay, trà dây được trồng phổ biến ở nước ta để đáp ứng cho công nghiệp bào chế dược phẩm
Chè dây thích hợp với khí hậu vùng ôn đới. Cây thường mọc hoang tại các triền núi tại các ngọn núi cao. Ở Việt Nam, trà dây được tìm thấy tại Cao Bằng, Sơn La, Lào Cai (SaPa), Tuyên Quang, Yên Bái….
Tác dụng của chè dây từ xa xưa đã được tin tưởng như một loại thảo dược chữa bệnh rất hữu hiệu. Chè dây còn được nghiên cứu trong việc điều trị bệnh lý về dạ dày.
Cây chè dây có thành phần hóa học chủ yếu là tanin, flavonoid và đường. Các dược chất trên có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng. Ngoài ra, chè dây còn có một số tác dụng khác như kháng viêm, giải độc gan hiệu quả, điều trị mất ngủ…
Tác dụng: Điều trị loét dạ dày, hành tá tràng, diệt vi khuẩn HP, giảm độ axit của dịch vị, có tác dụng giảm cơn đau dạ dày, tiêu viêm, liền các vết loét dạ dày, tá tràng
Hướng dẫn sử dụng:
Lượng chè thích hợp từ 20-30g/1 lít nước. Pha chè bằng nước đun sôi như các loại trà, chè thông thường, để 15-20 phút cho chè ngấm trước khi dung. Nước chè sau khi pha có thể ướp lạnh để sử dụng vẫn đảm bảo chất lượng và hương vị. Để tang hiệu quả điều trị dạ dày, tá tràng nên nấu chè (màu nước sau nấu có màu cánh gián) và uống nhiều lần trong ngày