Cây ba kích có tên khoa học là Morinda officinalis stow. Loại cây này còn có tên gọi: Dây ruột già, Sáy cáy (Thái), Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Thao tày cáy (Tày), Ba kích thiên (Trung Quốc)… Là cây dây leo, cùng họ với cafe, sống lâu năm. Lá ba kích hình mác hoặc bầu thuôn nhọn, mọc đối nhau. Lúc non, lá ba kích khá nhiều lông, tập trung ở mép và gân. Nhưng khi già, lá ít lông hơn, dần chuyển sang màu trắng mốc, cuống ngắn.
TÁC DỤNG CỦA BA KÍCH TÍM
Tác dụng của ba kích tím rất đa dạng, nhưng phổ biến nhất là điều trị các bệnh sinh lý, xương khớp, huyết áp… Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về loại cây này thì hãy tham khảo những thông tin dưới đây.
Công dụng cây ba kích tím trong Đông y
Trong Đông y, ba kích tím có vị cay, ngọt, tính ấm. Tác dụng của ba kích tím giúp bổ thận, tráng dương, khử phong thấp… Đặc biệt, với những người bệnh tuổi già sẽ cảm nhận được rõ rệt công dụng của cây ba kích. Người xưa thường dùng rượu ba kích là thuốc trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới. Bên cạnh đó, ba kích còn giúp giảm các triệu chứng về xương khớp như:
- Đau khớp, mỏi khớp;
- Tê bì chân tay;
- Đau mỏi lưng, vai gáy.
Thành phần, nghiên cứu về cây ba kích tím
Ba kích tím có những thành phần gì?
Cây ba kích chứa rất nhiều thành phần, dược chất có giá trị cao cho sức khỏe. Cụ thể như sau:
- Theo “Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam” có nêu rõ: Trong rễ ba kích có chứa: Các sterol, anthraglucosid,iridoid glucoside, tinh bột, đường, acid hữu cơ, tinh dầu, các chất vô cơ (K, Na, Mg, Fe, Cu, Zn…)
- Trong sách “Trung Dược Học” có viết: Trong ba kích có chứa: Gentianine, Carpaine, Yamogenin, Gitogenin, Tigogenin, Trigonelline, Díogenin, Vitamin B1…